Xử lý tình huống bị gãy răng hàm như thế nào?

0
300
Chia sẻ Facebook
Tweet

Răng hàm bị gãy là nguyên nhân khiến bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết cách phải làm sao để phục hình khi bị gãy răng hàm? Vậy bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết đầy đủ những cách khắc phục an toàn và hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể.

>>> làm răng ở đâu tốt

>>> làm răng giả giá bao nhiêu


1. Xử lý tình huống bị gãy răng hàm theo mức độ

Mỗi người nếu bị gãy răng hàm thì mức độ có thể khác nhau. Tỷ lệ mất mô răng bao nhiêu, nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến hướng điều trị cụ thể. Bác sỹ luôn dựa vào chính tỷ lệ gãy răng này để xác định bệnh nhân nên khắc phục như thế nào cho tối ưu, vừa phục hình với chất lượng đảm bảo, vừa giúp tiết kiệm giá tiền phục hình tốt nhất.

✿ Răng gãy tỷ lệ dưới 1/3: Chiếc răng gãy mất 1/3 thân răng tính từ rìa răng vào và gãy đều theo chiều ngang. Khi đó, lượng mô răng còn lại trên thân răng khá nhiều nên bệnh nhân có thể cân nhắc áp dụng một trong hai hướng điều trị là trám răng và bọc sứ.
Trong đó, trám răng là dùng vật liệu gắn trực tiếp lên thân răng và được tạo tự nhiên. Bọc răng là tạo hình mới một thân răng sứ để bọc lên trên phần răng thật còn lại sau khi đã được mài nhỏ thành cùi. Trong hai cách này, bọc răng bền hơn nhưng lại xâm lấn răng. Trám răng thì ngược lại.

✿ Răng gãy 1/2 : Cách hiệu nhất có thể áp dụng chính là bọc răng sứ.

✿ Răng gãy tỷ lệ trên 1/2 thân răng thì sẽ rất khó bọc răng sứ mà có thể phải làm cầu răng. Nếu muốn chắc chắn hơn có thể thể nhổ phàn chân răng hàm còn sót lại sau gãy răng hàm để phục hình lại răng hàm bằng cách cấy ghép Implant.


2. Xử lý tình huống bị gãy răng hàm theo kiểu gãy

Có nhiều kiểu gãy răng hàm, có thể gãy theo cách chiều khác nhau:

– Nếu gãy theo chiều ngang với tỷ lệ dưới 1/2 răng thì có thể trám răng hoặc bọc răng sứ.

– Nếu gãy theo chiều dọc thì đa số trường hợp đều phải bọc răng sứ.

– Nếu gãy nhỏ ở các cạnh rìa răng thì chỉ cần trám răng.

– Gãy răng hàm ở sát chân răng thì có thể làm cầu răng hoặc cấy ghép Implant.
3. Xử lý tình huống bị gãy răng hàm theo nguyên nhân
Có ba hướng nguyên nhân dẫn đến bị gãy răng hàm là do kết cấu nền răng yếu, do tại nạn thương tổn và do bệnh lý. Với mỗi tình huống, hướng xử lý sẽ khác nhau.

♦ Gãy răng hàm do kết cấu nền răng yếu:

Đây là tình huống gãy răng tự nhiên nên dù gãy với tỷ lệ bao nhiêu thì phần mô răng còn lại cũng không đủ sức làm chỗ tựa cho phục hình. Cho nên có thể làm cầu răng hoặc cấy ghép implant thay vì bọc sứ đơn lẻ hoặc trám răng.

♦ Gãy răng hàm do tác động lực:

Mô răng bị thương tổn như thế nào thì khôi phục lại như thế theo tỷ lệ và kiểu gãy như đã nêu trên đây.
♦ Gãy răng hàm do bệnh lý:

Bệnh lý răng có thể khiến cho răng tổ chức quanh răng lỏng lẻo hơn, bóc tách ra nên răng không được neo tựa, sẽ dễ bị gãy và mất răng. Vì thế, trước khi xử lý tình trạng gãy răng, bệnh nhân cần được điều trị bệnh lý triệt để nhất để tái tạo lại liên kết cấu trúc răng – xương hàm và nướu. Sau đó, mới nên cân nhắc cần khôi phục răng gãy như thế nào cho phù hợp nhất.

Bạn có thể trực tiếp đến tại Nha Khoa KIM để thăm khám cụ thể tình trạng của mình và được các bác sĩ tại đây tư vấn giải pháp điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Tin tức liên quan

CHIA SẺ
Facebook
Twitter

BÌNH LUẬN