Trật khớp thái dương hàm, hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm là bệnh khá phổ biến có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, tuy nhiên lại có rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị căn bệnh này. Trật khớp thái dương hàm cũng có thể do bị trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8 hoặc do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn..
Trật khớp thái dương hàm là tình trạng mất cân bằng ở khớp nối ở giữa xương hàm dưới và xương sọ – nơi có vai trò quan trọng trong các hoạt động chức năng của hệ thống nha được gọi là khớp thái dương hàm. Tuy trật là một bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền phức trong ăn uống, sinh hoạt và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng.
Nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hoặc viêm thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.
Chấn thương do va đập hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.
Nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều cũng có thể khiến bị trật khớp thái dương hàm. Nghiến răng hoặc nhai kẹo cao su làm siết chặt hàm, sẽ tạo một lực quá lớn tác động lệch khớp thái dương hàm http://phauthuathamhomom.com/lech-khop-thai-duong-ham/, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.
Ngoài ra mòn răng, thưa răng, mất răng, răng mọc lệch lạc, bệnh nướu, nha chu, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không chính xác hoặc thói quen xấu như cắn viết, ngậm ti giả cũng có thể khiến bạn bị viêm khớp thái dương hàm.
– Biểu hiện ở cơ: bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai khi nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai. Bên cạnh dấu hiệu đau, việc há miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân bị trật khớp thái dương hàm thường bị đau đầu, đau cổ không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp còn có thể gây ra phì đại cơ, khiến mặt bị sưng lên
– Biểu hiện ở khớp: Khi nhai, khớp ở hàm đau. Nếu bệnh nhân há miệng sẽ nghe tiếng lốc cốc hoặc tiếng nghiến rít ken két ở răng khi ăn nhai. Tình trạng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy âm thanh đó. Nếu bạn bị dưới một tháng thì khả năng thành công gần như là 100%, hơn 1 tháng thì tỷ lệ thành công khoảng 90%, còn trên 6 tháng thì khả năng thành công kém hơn khoảng 70 – 80%.
Nếu bạn có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng thì có thể bạn đã bị giãn khớp thái dương hàm. Giai đoạn tiếp theo của bệnh này là trật khớp thái dương hàm và dẫn đến dính khớp. Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.
Xem thêm:
► Cắt xương góc hàm http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-cat-xuong-goc-ham/
► Có nên phẫu thuật cắt xương hàm không http://phauthuathamhomom.com/co-nen-phau-thuat-cat-xuong-ham-khong/
Nhiều người bị trật khớp thái dương hàm nhưng lại không hiểu rõ về căn bệnh này và thường chủ quan khiến bệnh ngày càng nặng và việc điều trị trở nên rất khó khăn. Khi có các biểu hiện trật viêm khớp thái dương hàm, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Việc điều trị có thể gồm hai loại, điều trị không can thiệp và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai.
– Đối với điều trị không can thiệp: Bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng viêm (corticoid), thuốc giảm đau (paracetamol, mobic, diclofenac), thuốc giãn cơ (myonal). Hoặc bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai… Nếu điều trị thích hợp thì sau khoảng từ 3 – 5 ngày bệnh sẽ dứt hẳn không mắc lại (nếu phát hiện và điều trị kịp thời).
Đối với điều trị can thiệp trên bộ răng và hệ thống nha: Sẽ có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật…Điều trị viêm khớp thái dương hàm có dứt hẳn hay không và nhanh hay chậm tùy thuộc vào từng bệnh nhân và thời gian mắc bệnh.
►Phẫu thuật hàm hô cắt hàm trên